Gần đây hàng loạt CLB đã vướng vào các vụ điều tra về công bằng tài chính như Barcelona hay Manchester City. Tuy nhiên thực tế nhiều người vẫn thắc mắc rằng luật công bằng tài chính là gì? Nó đưa ra dựa trên nguyên tắc nào và có tác động như thế nào? Hiểu được những thắc mắc nên chúng tôi sẽ mang tới các thông tin chi tiết như sau đây.
Luật công bằng tài chính là gì?
Trong thời đại bóng đá kim tiền như hiện nay, Theo 12bet – nhiều CLB lớn với tiềm lực tài chính mạnh sẵn sàng bung ra những khoản tiền lớn để chiêu mộ cầu thủ. Điển hình như điều mà các CLB Ả rập thời gian gần đây.
Vì vậy Financial Fair Play (FFP) được đưa ra nhằm đảm bảo tính công bằng trong quản lý tài chính, thu – chi của các câu lạc bộ.
Bộ luật này được liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA bắt đầu áp dụng vào năm 2011. Thực tế vì luật này mà một số CLB đã rơi xuống do chưa bắt kịp cách quản lý tài chính, điển hình như Ajax Amsterdam.
Các điều khoản của luật công bằng tài chính được quy định như sau:
- Các hoạt động như chuyển nhượng, tiền bản quyền, lợi nhuận, tiền mua bán cầu thủ,…cần được công khai cho UEFA.
- Nếu có một CLB bị lỗ hơn 100 triệu Euro sau một mùa giải sẽ bị đặt vào tình trạng báo động.
- Tổng các chi phí như lương, tiền chuyển nhượng, hoa hồng,…cần phải giữ ở mức 70% trở xuống so với tổng doanh thu mùa giải.
Những quy định này được đưa ra nhằm câu lạc bộ cân bằng giữa doanh thu, danh hiệu với cầu thủ mua được. Một CLB không thể tự bỏ các khoản tiền từ doanh nghiệp để mua thêm cầu thủ nếu như doanh thu họ không đáp ứng được.
Tất nhiên, vẫn có rất nhiều CLB đã thực hiện các biện pháp “lách luật”. Điển hình có thể kể đến như PSG và Chelsea.
PSG đã sử dụng các tập đoàn bên ngoài để đầu tư tăng doanh thu cho CLB. Trong khi đó Chelsea lại sử dụng các hợp đồng dài hạn từ 7 – 8 năm để thu hẹp tiền phí chuyển nhượng.
>> Nội dung hay: 5 Tiền đạo hay nhất đang đá tại Ngoại Hạng Anh
Tác dụng và hình phạt của luật công bằng tài chính
Chắc chắn một bộ luật đưa ra thì cần phải mang lại hiệu quả nào đó thì mới được áp dụng rộng rãi. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với FFP.
Tác dụng của FFP
Một giải đấu như Premier League, Bundesliga, La Liga,…tất nhiên sẽ có những CLB lớn, giàu tiềm lực tài chính. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng sẽ có những CLB nhỏ, không đủ tiền mua các cầu thủ có giá cao.
Nếu không có luật công bằng tài chính thì các CLB sẽ tha hồ mua sắm các tên tuổi lớn. Từ đó sự chênh lệch về trình độ, chất lượng đội hình sẽ ngày càng được gia tăng. Giải đấu sẽ trở nên mất cân bằng khi chưa thi đấu đã biết đội chiến thắng.
Ngoài ra, đây cũng là cơ chế nhằm giúp các CLB quản lý nguồn thu – chi và biết cách xây dựng, đào tạo trẻ tốt hơn. Khi một CLB có thể đầu tư vào các đội trẻ thì sẽ phát triển rất bền vững.
Những hình phạt nếu CLB vi phạm luật công bằng tài chính
Hình thức nhẹ nhàng nhất của luật FFP đó là cảnh cáo. Trường hợp này chỉ dùng đối với các CLB đã bắt đầu có dấu hiệu nợ và không cần bằng thu chi.
Trường hợp thường dùng nhất là phạt tài chính. Man City là CLB đã phải nộp phạt 25 triệu bảng vì những vi phạm trong luật Financial Fair Play.
Nặng hơn đó là trường hợp trừ điểm. Điển hình cho luật này đó là Juventus khi mùa giải 2022 – 2023 họ đã bị trừ tới 10 điểm. Đó cũng là lý do khiến bà đầm già thành Turin bỏ lỡ tấm vé tham gia UEFA Champions League mùa giải 2023 – 2024.
>> Xem thêm: 5 Trận Derby căng thẳng nhất lịch sử bóng đá
Các hình thức như cấm đăng ký số lượng cầu thủ nhất định trong các giải của UEFA, loại khỏi các giải đấu hiện tại hoặc tương lai là nặng nhất. Tuy nhiên việc này vẫn chưa được thực hiện với bất kỳ CLB nào.